Giá xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam tăng gấp đôi khi EU “khát” năng lượng
Trước đây, 99,8% viên nén gỗ ( hay còn gọi là viên nén mùn cưa) Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng với nhu cầu cao từ châu Âu lúc này khi đang thiếu nguồn nhiêu liệu nhập từ Nga dẫn đến nhu cầu gia tăng nhập khẩu từ nhiều nước trong đó có Việt Nga này càng tăng. Điều này đã giúp giá xuất khẩu giá xuất khẩu viên gỗ nén tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1,8 – 2 lần so với đầu năm và chưa có dấu hiệu chững lại.
Giá xuất khẩu viên nén gỗ tăng mạnh khi EU “hút hàng”
Xu hướng năng lượng xanh , giảm khí thải Co2 khi sử dụng viên nén gỗ
Viên nén gỗ là một loại nhiên liệu tái tạo được dùng phổ biến trên thế giới, làm từ chất thải của gỗ Thông, gỗ cao su (mùn cưa và dăm gỗ..), nén dưới áp lực lớn bằng dây chuyền viên nén. Đây là loại nhiên liệu được đánh giá có thể giảm đáng kể lượng khí thải Co2 so với nhiên liệu hóa thạch.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ( Viforest) cho biết:
” Xung đột địa chính trị giữa các nước châu Âu, sự khan hiếm nguồn cung năng lượng và cam kết của các nước về việc giảm phát thải khí nhà kính là điều kiện để viên nén gỗ tăng xuất khẩu vì đây được xem là năng lượng sinh khối, ít phát thải hơn nhiều so với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống”
Không những vậy, theo Viforest, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn nhiên liệu. Với quy trình đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, để sản xuất viên nén gỗ các cơ sở sản xuất tận dụng tất cả các “phế phẩm” của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ dăm..thậm chí vỏ trấu, rơm, bã mía, thân cây, vỏ hạt…
Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viê nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với sản lượng và giá trị liên tục tăng.
Nhu cầu tiếp tục tăng cao, chưa có dấu hiệu chững giá
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường tiêu thụ viên nén lớn nhất của Việt Nam. Lượng xuất khẩu vào hai thị trường này chiếm 95% tổng lượng viên nén xuất khẩu của cả nước. Hiện nay , khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có số lượng nhà máy điện than nhiều nhất thế giới nên đây là khu vực kỳ vọng sẽ giúp cho các nhà máy sản xuất viên nén tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Theo Wood Resources International LLC, tại EU, viên nén gỗ được sử dụng để sưởi ấm khu dân cư chiếm 40%, nhà máy điện chiếm 36%, sưởi ấm các tòa nhà thương mại chiếm 14% và các nhà máy điện và nhiệt điện chiếm 10%. Nhu cầu đối với viên gỗ có khả năng tăng 30 – 40% trong 5 năm tới và tùy thuộc vào cách thức phát triển nhập khẩu, sản lượng viên gỗ của châu Âu có thể cần tăng lên đến 10 triệu tấn.
Tuy nhiên, một vấn đề thách thức đối với hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam là các thị trường xuất khẩu đang đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ về tính hợp pháp của gỗ được sử dụng làm sản phẩm này.